Tìm kiếm nâng cao
Trang chủ
Giới thiệu
Tin hoạt động
Cải cách hành chính
Văn bản
Tài chính - Thuế - Ngân sách
Giáo dục - Y tế - Chính sách
KẾ HOẠCH Triển khai khôi phục sản xuất sau mưa lũ trên địa bàn huyện
Thứ Năm 26 Tháng Mười Một - 2020 09:32:00
605 lượt xem
Giọng nghe 1
Giọng nghe 2
100%
ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN CẨM XUYÊN
Số: 3067/KH-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cẩm Xuyên, ngày 26 tháng 10 năm 2020
KẾ HOẠCH
Triển khai khôi phục sản xuất sau mưa lũ trên địa bàn huyện
Từ ngày 17-20/10/2020 trên địa bàn huyện có mưa rất to, cùng với việc xã lũ
từ các hồ chứa đã gây thiệt hại hết sức nặng nề cho sản xuất nông nghiệp,
đặc biệt là các xã vùng hạ lưu hồ Kẻ Gỗ
.
Để kịp thời khắc phục những thiệt hại do lũ lụt gây ra, ổn định, tổ chức khôi phục lại sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định đời sống nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch khôi phục sản xuất sau mưa lũ trên địa bàn huyện, cụ thể như sau:
I. Tình hình mưa lũ và thiệt hại
1. Tình hình mưa lũ
Do ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa kết hợp với rìa Bắc dải hội tụ nhiệt đới nên từ ngày 17-20/10/2020 toàn huyện có mưa, mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to.
Lượng mưa đo được từ 7h ngày 15/10 đến 17h ngày 21/10/2020 tại một số trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn huyện: hồ Kẻ Gỗ 1.260mm, hồ Sông Rác 1.107mm, trạm Cẩm Nhượng 1.142,5 mm. Mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn kết hợp với việc xả lũ từ các hồ chứa Kẻ Gỗ (1.050 m
3
/s), Bộc Nguyên (140 m
3
/s), hồ Sông Rác (400 m
3
/s) đã làm 13.339 hộ/150 thôn của 20 xã, thị trấn bị ngập sâu trong nước, nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp thiệt hại, hư hỏng.
2. Tình hình thiệt hại
Qua đánh giá bước đầu, Ước tổng thiệt hại: 1.146.037 triệu đồng, trong đó trên lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp thiệt hại 308.490 triệu đồng, cụ thể:
- Về nông, lâm, diêm nghiệp: có 11.418 tấn lúa giống, lúa thương phẩm các loại bị ướt, hư hại hoàn toàn; 800ha rau màu, 400ha cây ăn quả, 350ha cây công nghiệp ngắn ngày, 200ha rừng bị ngập, hư hỏng; ước thiệt hại 105.974 triệu đồng;
- Về chăn nuôi: có 230 con trâu, 6.925 con lợn và 401.749 con gia cầm bị chết, cuốn trôi; 1.690 tấn thức ăn chăn nuôi bị ẩm ướt, hư hại; ước thiệt hại 105.552 triệu đồng;
- Về thủy sản: 52 ha tôm, 375 ha cá các loại bị ngập, cuốn trôi; ước thiệt hại 96.964 triệu đồng;
II. Kế hoạch khôi phục sản xuất
1. Mục đích
:
định hướng các giải pháp để tổ chức sản xuất phù hợp với điều kiện, tình hình sau mưa lũ,
đảm bảo ổn định lương thực, an sinh xã hội cho người dân.
2. Yêu cầu:
- Đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong thời gian tối thiểu 7 tháng cho đến khi thu hoạch vụ Xuân 2021;
đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm vào dịp cuối năm.
- Đảm bảo phù hợp với tình hình về thời tiết, điều kiện hạ tầng và khả năng về nguồn vốn, tư liệu sản xuất hiện có.
3. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện
3.1. Phơi sấy nông sản:
Hiện tại, thời tiết đang thuận lợi, trời đang nắng, tập trung hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân khẩn trương phơi sấy lúa đã bị ẩm ướt, hạn chế ẩm mốc, hư hỏng.
3.1. Khôi phục sản xuất vụ Đông 2020.
- Rau, củ, quả:
Sau đợt mưa lũ vừa qua, số liệu thông kê bước đầu 100% diện tích rau màu đã sản xuất bị hư hỏng hoàn toàn, vì vậy tiếp tục sản xuất vụ Đông 2020 (kế hoạch 500 ha), định hướng phát triển như sau:
+ Tiến hành khẩn trương cày lật đất trên các diện tích đã rút nước hoàn toàn, các địa phương ít ảnh hưởng ngập lụt, các vùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước và sản xuất theo hướng “đa cây, đa thời vụ gieo trồng”
+ Các phương thức sản xuất: Trồng thuần; trồng xen trên đất gieo trỉa ngô, đất trồng khoai lang, gối vụ. Ưu tiên nhóm rau ăn lá ngắn ngày, đảm bảo gieo sau 18 - 20 ngày đã cho thu hoạch.
+ Giống: Cải các loại, xà lách, nhóm rau lấy quả, nhóm gia vị…
+ Kỹ thuật canh tác cần chú ý: Sử dụng phân hoai mục, tăng phân vi sinh và các chế phẩm bón lá tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển nhanh.
Đối với rau củ quả trên cát:
Ít bị ngập lụt, tập trung vun luống và t
iếp tục chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh số diện tích gieo ít bị ảnh hưởng sau đợt mưa lũ vừa qua. Đối với các diện tích hư hỏng hoàn toàn tiến hành cày lật đất vun luống xuống giống lứa tiếp theo.
- Cây khoai lang:
+ Số diện tích đã gieo trồng, tập trung tiêu úng, thoát nước, khi đất khô tiến hành xới luống, vun gốc, chăm sóc theo quy trình.
+ Đối với diện tích nhỏ, trong vườn hộ: Cắt ngọn trên các diện tích đang trồng, sẵn có trong các vườn hộ nhân giống sản xuất theo hướng lấy ngọn cung cấp thực phẩm xanh và phục vụ chăn nuôi nông hộ. Trồng hàng đơn, vùi dây giống giữa và dọc theo luống, song song với mặt luống, chiều dài ngọn dây trên mặt luống từ 20-25 cm.
+ Cây ngô: Ưu tiên sản xuất nhóm giống ngô nếp lấy bắp tươi có thời gian từ khi gieo đến khi thu hoạch ngắn (75-80 ngày) như: HN68, HN88, MX10, MX2.
Ngay từ bây giờ tập trung triển khai gieo trồng phấn đấu thu hoạch trước ngày 25/01/2021 để đảm bảo sản xuất vụ Xuân năm 2021.
Mật độ khoảng 60.000 cây/ha khoảng cách trồng hàng các hàng 65-70cm, cây cách cây 23-25cm, gieo 1 hạt/cây, tương ứng 1 sào 1 kg hạt giống ngô.
Trồng ngô sinh khối làm nguyên liệu thức ăn cho trâu bò, gieo trỉa trên các vùng đất màu, đất trồng lạc, đất bãi bồi. Sử dụng nhóm giống sinh khối lớn gồm: NK66, P4199, NK6326, NK 7328,…
Kỹ thuật canh tác: Tranh thủ thời tiết nắng ráo, tập trung chỉ đạo nhân dân tiến hành làm đất trên các diện tích đã quy hoạch, ưu tiên sử dụng cơ giới hóa vào làm đất. Tập trung thâm canh, bón tăng lượng Ure 10 - 20% tổng lượng đầu tư.
- Sản xuất vườn hộ, vuồn mẫu:
+Vườn đang ngập úng, tiến hành đào rãnh, khơi thông dòng chảy tiêu thoát nước sao cho nước rút một cánh nhanh nhất, nướt rút đến đâu tiêu thoát nước nội vườn thất kiệt.
Đối với những vườn đã rút nước cần tập trung xới nhẹ, phá váng lớp đất mặt (vùng tán cây) giúp đất thông thoáng.
+ Vệ sinh vườn hộ: Rửa sạch bùn, đất bám trên cánh lá, dọn dẹp tàn dư trong vườn, cắt tỉa cánh tán các cây bị gẫy, trầy xước. Tiến hành xới xáo phá váng quanh tán để tạo động thoáng khí kết hợp với bón lân vôi; sử dụng chế phẩm xử lý nấm bệnh, tuyến trùng như: mocabi, các thuốc bảo vệ thực vật Aliette 80WG, Ridomil gol 68WG.
+ Chăm sóc cây trồng: Chống dựng những cây bị long gốc, dậm chặt, vun gốc vào đất và kết hợp bón phân hữu cơ, phân khoáng, phun phân bón lá (hạn chế sử dung phân bón hóa học). Đối với những vườn cây đang đậu quả non hoặc quả trong giai đoạn phát triển: Phun phân bón lá có chứa Fe, Bo, Ca, .. để tránh hiện tượng nứt, rụng quả.
-
Sản xuất trong nhà lưới, nhà màng:
Vệ sinh sạch sẽ tàn dư thực vật trong các nhà lưới, nhà màng; xử lý nấm bệnh, tuyến trùng trong đất bằng các loại thuốc Elictor, Mocabi, chế phẩm xử lý môi trường trường đất như biopad, hoặc dùng các loại thuốc hóa học để phun như
Aliette 80WG, Ridomil gol 68WG... Tiến hành bón vôi, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ rồi cày lất đất, xuống giống kịp thời sản xuất vụ Đông, ưu tiên sử dụng các loại cây ngắn ngày, thời gian gieo trồng ngắn như: cải mầm, rau ăn lá (xà lách, cần...).
Riêng đối với trồng cây dưa lưới trong nhà màng: cần thay hệ thống giá thể bị ngâm trong nước bằng giá thể mới để tiếp tục sản xuất vụ dưa lưới thứ 3 trong năm.
- Chăm sóc cây ăn quả:
+ Vệ sinh vườn:
Thu gom hết những xác hữu cơ do lũ lụt đưa về, vật tư tủ gốc còn
s
ót lại, cỏ dại trên vườn
;
c
ắt bỏ cành, thân gãy do nước lũ gây ra, cành khô, cành sâu bệnh, cành vô hiệu, thu gom và phơi đốt
để hạn chế nguồn nấm gây bệnh
; rửa sạch phù sa trên lá, cành, thân bằng nước sạch; xới xáo nhẹ trong tán cây trồng, cuốc lật, phơi đất ngoài tán cây trồng, bón đều 20-25 kg vôi bột cho 1 sào 500m
2
.
+ Khôi phục vườn cây: Chống cây bị
ngã đổ
trở về vị trí ban đầu, đào lấy hết rễ còn sót lại trong đất, sửa lại rảnh xung quanh tán cây, bón vào 15-20 kg phân chuồng hoai + 15-20 gam kích thích ra rễ; dùng cọc cố định cây và tưới nước hàng ngày để cây sống, cắt bỏ những cành bị gãy rồi thu gom, phơi đốt,
3.2. Trên lĩnh vực Chăn nuôi - thú y
- Hướng dẫn, thực hiện tốt việc trục vớt, tiêu hủy xác động vật bị lũ cuốn trôi theo quy định; tiến hành thu dọn bùn đất, vệ sinh chuồng trại, xử lý rác thải trôi dạt để tránh ô nhiễm môi trường, gây nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Sửa chữa, khôi phục chuồng trại chăn nuôi, hệ thống nước, hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi, quét vôi lại chuồng nuôi, mở bạt chuồng nuôi để cho ánh nắng chiếu vào tăng hiệu quả diệt khuẩn, phun ruồi, muỗi và côn trùng gây hại.
- Kiểm tra, chỉ đạo các trung tâm giống, các cơ sở sản xuất giống tại địa phương tăng cường sản xuất con giống nhằm cung ứng đủ con giống cho sản xuất, tránh để tình trạng thiếu giống, sốt giá;
- Rà soát tiêm phòng bổ sung, tiêm phòng nhắc lại cho đàn vật nuôi, như:
Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả, phó thương hàn, cúm gia cầm,… nhằm ngăn ngừa dịch bệnh có thể phát sinh; bổ sung các loại vitamin, muối khoáng để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi
;
kiểm soát chặt việc vận chuyển con giống, bảo đảm con giống sạch bệnh cung ứng cho các hộ chăn nuôi.
- Kêu gọi, đề xuất các công ty, đơn vị trong ngành chăn nuôi tích cực ủng hộ con giống, thức ăn, thuốc thú y, thiết bị chăn nuôi... để hỗ trợ nhân dân tái đàn, đặc biệt là
các hộ chăn nuôi nghèo, hộ gia đình chính sách.
- Về công tác tái đàn: ưu tiên tái đàn đối với đàn gia cầm, đàn lợn; riêng đối với đàn lợn tăng cường áp dụng thực hiện chính hỗ trợ tái đàn theo Nghị quyết 214/2020/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 của HĐND huyện (
hỗ trợ 5 triệu đồng/lợn nái, 1 triệu đồng/lợn thương phẩm
).
+ Tập trung tái đàn tại những cơ sở nuôi có điều kiện về chuồng trại, đảm bảo cao ráo, ít ngập úng, đã áp dụng các biện pháp xử lý môi trường;
+ Khi tái đàn phải đăng ký với chính quyền địa phương để kiểm tra điều kiện chăn nuôi và hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăn nuôi để hạn chế nguy cơ dịch bệnh.
+ Thực hiện nuôi chỉ báo với số lượng hợp lý, phù hợp với công suất nuôi trong thời gian ít nhất 21 ngày trước khi tăng đàn đạt quy mô tối đa.
- Tổ chức trồng ngô dày, cỏ, các loại cây xanh có khả năng phục hồi nhanh nhất làm thức ăn cho vật nuôi.
3.3. Trên lĩnh vực Thủy sản
- Tập trung sửa chữa, củng cố bờ bao, hệ thống kênh cấp, tiêu nước, xử lý đáy ao,... thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng ao nuôi trước khi tiến hành sản xuất trở lại; rải vôi xung quanh bờ ao (khoảng 10kg/100m2), kết hợp bón vôi cho đáy ao, đầm nuôi để ổn định pH nước và làm giảm độ đục của nước ao; sử dụng chế phẩm để làm sạch các chất cặn, chất lắng tụ đáy ao, như: Uni light, Super VS, Bibrotech, Pure Plus,.... Chỉ thực hiện nuôi cá khi có đủ điều kiện về ao hồ đã được chuẩn bị kỹ và cải tạo tốt.
- Đối với phần diện tích thủy sản đã đến kỳ thu hoạch (tại các xã không bị ngập úng và các khu vực có mức độ thiệt hại thấp): tiến hành thu hoạch, xuất bán để đảm bảo an toàn.
- Đối với diện tích đã đảm bảo các điều kiện về ao nuôi, theo dõi diễn biến thời để thả giống, tốt nhất vào thời điểm cuối tháng 11 để tránh các đợt mưa bão tiếp theo.
3.4. Trên lĩnh vực Lâm nghiệp
Thu dọn diện tích rừng bị hư hỏng, gãy đổ; Trồng dặm, trồng bổ sung với diện tích bị chết.
III
. Tổ chức thực hiện:
1. UBND các xã, thị trấn:
- Trước mắt, chính quyền các địa phương cần khẩn trương thống kê đầy đủ, chi tiết mức độ thiệt hại theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; để làm cơ sở hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại.
- Chủ động xây dựng kế hoạch khôi phục sản xuất phù hợp với điều kiện, tình hình của địa phương để thực hiện.
- Ngay từ bây giờ tranh thủ thời tiết nắng ráo tập trung chỉ đạo nhân dân tiến hành làm đất và tiếp tục xuống giống các cây trồng vụ Đông để kịp thời vụ, trọng tâm khôi phục vườn hộ, sản xuất rau màu các loại, ngô, khoai lang.
2. Phòng NN&PTNT:
- Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, tổ chức, cá nhân trên địa bàn rà soát, thống kê, đánh giá thiệt hại theo
Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ để làm căn cứ tham mưu hỗ trợ (nếu có).
- Tổng hợp và tham mưu UBND huyện đề xuất UBND tỉnh nhu cầu giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; nhu cầu về vật tư, trang thiết bị, hóa chất và điều động lực lượng để hỗ trợ nhân dân ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất sau lũ; chủ động liên hệ, đề xuất với Sở
Nông nghiệp và PTNT, phối hợp với các Công ty để cung ứng nguồn giống dự trữ quốc gia hỗ trợ kịp thời khi có chủ trương của trung ương.
- Tham mưu cho UBND huyện thành lập các Đoàn công tác về tại các địa phương, phối hợp chỉ đạo sản xuất, phòng chống dich bệnh trên các đối tượng cây trồng, vật nuôi và xây dựng nông thôn mới.
- Phối hợp với các địa phương tăng cường công tác kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp, đặc biệt là việc lợi dụng các chính sách để tăng giá, cung ứng các mặt hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến bà con nông dân.
3. Trung tâm ƯDKHKT &BVCTVN:
- Hướng dẫn quy trình kỷ thuật sản xuất các đối tượng cây trồng, vật nuôi đưa vào sản xuất khôi phục sau mưa lũ.
- Rà soát, tổ chức công tác tiêm phòng bổ sung, tiêm phòng nhắc lại cho đàn gia súc, gia cầm; Chỉ đạo, hướng dẫn việc tiêu hủy xác động vật chết; hướng dẫn các địa phương làm tốt tiêu độc khử trùng môi trường sau mưa lũ và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm thủy sản.
IV. Kiến nghị, đề xuất
Để thực hiện hiệu quả kế hoạch khôi phục sản xuất sau mưa lũ, đặc biệt trong điều kiện mưa lũ gây thiệt hại nặng nề tại các xã vùng hạ du hồ Kẻ Gỗ, Ủy ban nhân dân huyện đề nghị:
- Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành cấp tỉnh quan tâm chỉ đạo các nội dung sau:
+ Hỗ trợ lương thực, thực phẩm (2.390 tấn gạo = 53.131 khẩu x 3 tháng x 15kg/tháng, ước kinh phí 28.680 triệu đồng), chăn màn (5.500 bộ) để ổn định cuộc sống nhân dân sau lũ; hỗ trợ vật tư, trang thiết bị, hóa chất các loại để xử lý môi trường (9.500 lít, tương ứng 1.045 triệu đồng), nâng cấp, cải tạo hạ tầng sản xuất nông nghiệp, công trình nông thôn bị hư hại.
+ Trích kinh phí mua sắm hoặc xuất từ nguồn dự phòng để hỗ trợ một số nội dung về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản các loại, ước kinh phí 52.210 triệu đồng, cụ thể như sau:
Giống cây trồng: 200 tấn giống lúa; 1,2 tấn giống hạt rau (
gồm: cải ngọt 200kg, cải củ 50kg, dưa leo 200kg, bí xanh 200 xanh, đậu 300kg, cải cúc 150 kg, ngò 100kg
); 60 tấn dây khoai lang (
50ha x 1,2 tấn/ha
); 3 tấn giống ngô (
150ha x 20kg/ha
); 30 tấn giống lạc (
150ha x 2 tạ/ha
), ước kinh phí 5.530 triệu đồng.
Cây ăn quả: 45.000 cây ăn quả các loại (150ha x 600 cây/ha x 50% số cây); ước giá trị 1.350 triệu đồng.
Cây hàng rào xanh: 300.000 cây (200.000m x 5 cây/m x 30% cây bị chết); ước giá trị 600 triệu đồng.
Cây bóng mát: 10.000 cây (2
.000 cây/loại, gồm: tường vi, hoa giấy, bằng lăng, muồng Hoàng Yến, sấu
), ước kinh phí 1.000 triệu đồng
Giống vật nuôi: 270.000 con gia cầm (
13.500 hộ x 20 con/hộ
), 3.000 con lợn và 120 con trâu bò (
hỗ trợ những hộ thiệt hại nặng
), ước kinh phí 16.530 triệu đồng.
Giống thủy sản: 30 triệu con giống tôm (
52ha x 10.000m2/ha x 120 con/m2 x 50% giống
); 2 triệu con giống cá (
5500 con/ha x 375 ha
), ước thiệt hại 7.750 triệu đồng.
+ Hỗ trợ sữa chữa 5 cơ sở giết mổ gia súc tập trung: 100 tr.đ/cơ sở, ước giá trị 500 triệu đồng.
+ Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn, gia hạn thời gian, lãi suất cho vay, giúp người chăn nuôi bị thiệt hại do mưa lũ sớm khôi phục sản xuất
+ Kịp thời triển khai hỗ trợ
thiệt hại cho người dân theo Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
+ Tiếp tục hỗ trợ các loại vắc xin tiêm phòng
bổ sung, tiêm phòng nhắc lại cho đàn vật nuôi để phòng chống dịch bệnh;
+ Kêu gọi, đề xuất các công ty, đơn vị trong ngành chăn nuôi tích cực ủng hộ con giống, thức ăn, thuốc thú y, thiết bị chăn nuôi... để hỗ trợ nhân dân tái đàn, đặc biệt là
các hộ chăn nuôi nghèo, hộ gia đình chính sách.
- Đề nghị Huyện ủy, HĐND huyện quan tâm các nội dung:
+ Hỗ trợ kinh phí để huy động lực lượng, đào hố, mua bổ sung hóa chất,… xử lý môi trường; dự kiến kinh phí 2.114 triệu đồng.
+ Chỉ đạo các phòng, ngành, đoàn thể và các đồng chí được phân công chỉ đạo cơ sở bám sát địa bàn
để chỉ đạo, giúp đỡ kịp thời nhân dân khôi phục sản xuất.
+ Chỉ đạo Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cấp huyện hướng dẫn đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện các nhiệm vụ về công tác khôi phục sau lũ đạt kết quả cao./.
Nơi nhận:
-
Sở NN&
PTNT;
- T
hường trực: Huyện
ủy, HĐND
huyện
;
-
Chủ tịch, c
ác PCT UBND
huyện
;
- UBMTTQ
huyện
, các cơ quan đoàn thể cấp
huyện
;
- Các phòng, ngành cấp huyện;
- Trung tâm ƯDKHKT&BVCTVN huyện;
- Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện;
- UBND các xã, thị trấn;
- Lưu: VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Ngọc Hà
Đánh giá:
lượt đánh giá:
, trung bình:
Tin cùng chuyên mục
Bài tuyên truyền kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh liệt sỹ ( 27/7/1947 - 27/7/2020)
Lễ thắp nến tri ân nhân kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7/1947 - 27/7/2020
NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
Giai điệu quê hương
Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
previous
play
next
stop
mute
max volume
00:00
00:00
repeat
shuffle
Update Required
To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your
Flash plugin
.
Liên kết website
Chọn một liên kết
Trang TTĐT Đại biểu nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Tĩnh
Nông thôn mới Hà Tĩnh
Công an tỉnh Hà Tĩnh
Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến
Số lượt truy cập
Thống kê:
112.297
Trong năm:
11.169
Trong tháng:
9.473
Trong tuần:
6.467
Trong ngày:
532
Online:
19